Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Cà Rốt và Củ Hành

                                                                                                         Truyện ngắn
 Phạm Thị Ngọc Liên
      Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang. Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: “Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.
      Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: “Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Đọc Azit Nexin: Sự hối tiếc

HG: HG dành truyện ngắn  (dưới dạng một bức thư) này của nhà văn yêu thích, cho một ngày 1/6 của... người lớn.

SỰ HỐI TIẾC
                                                                                                            Azit Nexin
Istanbun 7.12.1963
Zeynep,
     Bạn rất thích những lá thư của tôi, bạn khen để tôi cố viết cho hay, cho thú vị chứ gì ? Dù sao tôi cũng xin cảm ơn bạn đã động viên khuyến khích tôi. Nhưng thư trước có lần bạn viết : Thư tôi toàn những chuyện buồn cuời. Rất tiếc lần này tôi bắt buộc phải kể những chuyện không vui lắm. Chính thầy giáo đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này, làm tôi vô cùng cảm động.
      Sáng hôm kia, trong giờ tập đọc, thầy gọi Huseyn lên bảng đọc bài. Khi nó đọc đến đoạn nói về sự hối tiếc, thầy giáo đã cho dừng lại để giảng kỹ cho chúng tôi hiểu khái niệm tình cảm này. Sau khi nói đã khá nhiều, thầy hỏi cả lớp :
- Các em đã rõ thế nào là sự hối tiếc chưa?

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Mùa sen


 
Lá sen là một con thuyền 
Đôi ta chèo chống, bốn bên hương đằm
Hương sen đẩy ánh trăng rằm
Lên cao cùng gió thì thầm không gian
Sóng hồ: sóng mắt em lan 
Đắm thuyền do nước hay tràn ngập hương?...
1993. Vũ Phượng Ngọc 

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Một câu chuyện cho ngày Lễ Phật đản

HG: Hôm nay là ngày Lễ Phật đản [1], mình tình cờ thấy bài dưới đây được viết cho ngày này năm ngoái. Từng đọc các tư liệu về bà Trần Lệ Xuân và chế độ Ngô Đình Diệm nên một số thông tin của bài viết làm mình chú ý, nhiều suy nghĩ...
Bà nay đã thành người thiên cổ...
Mình là dân ngoại đạo, nhưng bởi những sự kiện lớn liên quan đến câu chuyện cũng đã đi vào trang sử đau thương của dân tộc Việt Nam...

CHUYỆN LÁ CỜ PHẬT GIÁO NGÀY PHẬT ĐẢN VỚI BÀ TRẦN LỆ XUÂN (trích)

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Nhớ "Ngập ngừng"

HG: Giả định của bạn đọc về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một phản hồi về bài Hạ trắng, làm mình bỗng nhớ đến bài thơ này của nhà thơ Hồ Dzếnh, một bài thơ mình đã thuộc lòng từ khi mới qua thời thơ ấu. Thuộc từ khi chưa hiểu cuộc sống, từ ngay lần đọc đầu tiên với cảm nghĩ pha trộn ngổn ngang- vừa say mê ý tứ mới mẻ, lại vừa thấy bất bình (!);  vừa phục lại vừa giận nhà thơ... Và bây giờ càng trải nghiệm, càng thấy bài thơ mặn mà sâu lắng... mà sao vẫn thấy trách móc tác giả, về điều gì cũng không rõ nữa. Thôi cứ để cảm nghĩ mang mang dở dang như vậy...  
Đưa bài này lên cũng chẳng để nói lên điều gì về Trịnh Công Sơn, chỉ là một liên tưởng bâng quơ...
(Ghi chú: HG bấm nhầm "hoàn nguyên về bản nháp). Đây là một bài đăng cũ)

NGẬP NGỪNG

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Hạ trắng

Trịnh Công Sơn có kể lại câu chuyện về "Giấc mơ Hạ trắng" (*):

Trịnh Công Sơn với sự hồi sinh của một cố đô rêu phong     Ở Huế mùa hạ, ve kêu râm ran trên những tàng cây như một giàn hợp xướng và nắng nóng oi bức như địa ngục. Thêm vào đó còn có gió Lào. Vừa tắm xong là người đã ướt đẫm mồ hôi. Bao nhiêu nhiên liệu tích lũy trong cơ thể đều tan ra thành nước. Những đồ vật và áo quần cũng có cảm giác như vừa rút trong lò lửa ra. Những mặt đường gần như bốc khói với nhiệt độ 42 - 43 độ. 
     Có một mùa hạ năm ấy tôi bị một cơn sốt nặng, nhiệt độ trong người và bên ngoài bằng nhau. Tôi nằm sốt mê man trên giường không còn biết gì. Và bỗng có một lúc nào đó tôi cảm thấy hương thơm phủ ngập cả căn phòng và tôi chìm đắm vào một giấc mơ như một cơn mê sảng.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Bà già đi bụi

                                                                                                           Truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư
        Ngồi ở ngoài hiên có thể ngửi được mùi biển cả. Hoa cúc dại mọc liếm lên thềm. Ngôi nhà của tụi mình không cần rộng, chỉ cần kê vừa một cái giường và gian bếp. Ở đó có ông già hơi lãng đãng, đôi khi lấy điện thoại di động khuấy cà phê, hay ngồi nhìn mây những khi ti vi hết chương trình thế giới động vật. Ở đó có bà già hí húi cọ nồi, lâu lâu với tay ra sau tự đấm lưng. Radio mở rọt rẹt chương trình ca cải lương cuối chiều, miệng bà cằn nhằn tối qua không ngủ được vì ông già ngáy dữ quá. Đêm nay tôi sẽ thủ cục muối hột, cứ hả họng ra ngáy là tôi thả vô miệng cho mặn thấy mồ tổ. Mặt ông già tê mê, khoái chí nói bà cằn nhằn cũng có duyên, y như hồi xưa vậy, thiệt chẳng bõ công tôi bỏ xứ theo bà.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Chuyện cái vé

                                                                                         Truyện ngắn ngắn
(Không rõ tác giả)
     Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
                              “Người lớn: $10.00
                               Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
                               Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
     Đọc xong, ông nói với người bán vé:

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Về nhân vật “Khách viễn phương” trong Truyện Kiều

HG: Mình thấy mệt mỏi, và buồn bã thế nào... 
Có lẽ tại thời tiết rồi...
Mai Văn Hoan
        Trong Truyện Kiều có hai nhân vật vô danh hoàn toàn đối lập nhau. Đó là “thằng bán tơ” và “khách viễn phương”. “Thằng bán tơ” chỉ xuất hiện trong một câu mà làm khuynh đảo cả gia đình Vương Ông, làm tan nát cả cuộc đời nàng Kiều. “Thằng bán tơ” là hạng người nếu có điều lợi cho mình chúng sẵn sàng gieo tai hoạ cho bất cứ người nào chúng muốn. Trong khi đó “khách viễn phương” (khách phương xa) chỉ xuất hiện trong đoạn thơ vỏn vẹn 12 dòng nhưng lồng lộng  một nghĩa cử cao đẹp.  Có hai người đàn ông đã cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, nhưng cả hai đều vụ lợi. Nếu Kiều không đẹp đến “nghiêng nước nghiêng thành” thì cả Thúc Sinh lẫn Từ Hải chắc gì đã cứu nàng khỏi lầu xanh. Tính vụ lợi còn thể hiện ở chỗ: sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, cả hai đều cưới Kiều. Riêng “khách viễn phương” thì khác, anh ta giúp Đạm Tiên một cách vô tư, không chút tính toán:
             Có người khách ở viễn phương
             Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi
             Thuyền tình vừa ghé tới nơi
             Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ!

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Triệu bông hồng

HG: Mình yêu thích bài ca này từ khi còn bé lắm, khi đó chẳng cần hiểu, chỉ biết muốn nghe và muốn nghe... Nghe mãi không chán. Đến khi hiểu được lời thì thấy say mê, như được lạc vào thế giới cổ tích. Một câu chuyện kỳ lạ, nhưng không phải để mình mơ ước hay mộng tưởng hão huyền...
Thế rồi tưởng càng về sau này thì thế giới cổ tích đó sẽ hẹp dần lại... Thế mà không, cảm xúc chỉ trốn đi đâu đó, mỗi khi nghe lại vẫn một niềm dào dạt... 

TRIỆU BÔNG HỒNG
                                              Lời thơ: Andrei Voznesensky (Nga)
                                              Phổ nhạc: Raimond Pauls (Latvia)
                                              Ca sĩ Nga hát thành công nhất: Alla Bugacheva



Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Hai đàn dê

                                                                                   Truyện ngắn
Dương Hán Quang (TQ)
     Thượng đế thả hai đàn dê xuống thảo nguyên, một đàn ở phía bắc, một đàn ở phía nam. Thượng đế còn cho đàn dê được chọn hai loài thiên địch, một loài là sư tử, một   loài là chó sói.Thượng đế nói với đàn dê: “Nếu các ngươi muốn chó sói, thì cho một con, cho nó tuỳ ý cắn các ngươi. Nếu như các ngươi muốn sư tử, thì cho hai con, các ngươi có thể tuỳ chọn một con trong hai con sư tử, còn có thể tuỳ lúc thay đổi chúng.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Về Phan Chu Trinh


HG: Về với lịch sử, lần này HG chọn học về cụ Phan Chu Trinh, bởi một "cú hích"... HG cũng chú ý đến một đoạn văn trong bài viết này: "Để thực hiện công cuộc chấn hưng theo tinh thần và tư tưởng Phan Chu Trinh, phải chăng điều đơn giản trước tiên chúng ta phải làm là phải sửa đổi sách lịch sử, để cho thế hệ trẻ, thế hệ sẽ tiếp tục sự nghiệp dang dở của cụ Phan, nhận thức đúng đắn và trung thực vai trò của cụ Phan trong lịch sử dân tộc". 

damtang-phanchutrinh-305.jpg
Đám tang cụ Phan Chu Trinh tại Sài Gòn năm 1926


HG không "sửa đổi sách lịch sử" được, chỉ tiếp tục "thắp một ngọn nến "...
Xin được bắt đầu bằng:

I. Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam 

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Hoa tím ngày xưa





"Tôi biết hoa phượng vĩ
Nở cùng hoa bằng lăng
Nhưng bằng lăng rụng trước
Màu tím thường khó khăn..."
(Phan Cung Việt)




Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Miền thơ ngây- Họa sĩ Donald Zolan

HG: Họa sĩ vẽ trẻ thơ trông đáng yêu quá đi! Đúng thực sự là trẻ thơ, không chỉ ở hình hài. Ai bảo tâm hồn là thứ trừu tượng  không vẽ được nào?! :-). HG định để dành cho ngày nghỉ đây ^^ . Thôi kệ, "biết ra sao ngày sau...":)

MIỀN THƠ NGÂY TRONG TRANH MỘT HỌA SĨ MỸ

 

s8-jpg-1366972236_500x0.jpg  

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Người đánh máy chữ

HG: Cùng trên đất Việt mà ngỡ như một thế giới khác mà mình mới làm quen. Một quãng đời của đất nước, một con đường văn học... Vì đâu có những vẻ đẹp đến thế này, mà bây giờ mình- một người có thể gọi là khá ham đọc- mới được lần hồi tiếp xúc. Vì đâu nên nỗi?
    Truyện ngắn với khuynh hướng văn chương hoài niệm, phảng phất đâu đây hồn "Thương nhớ mười hai" của nhà văn Vũ Bằng- một tác phẩm giá trị tuyệt vời từng bị cấm đoán bao năm. Phải chăng...?

 NGƯỜI ĐÁNH MÁY CHỮ
                                                                                                               Truyện ngắn
Nguyễn Đức Tùng(*)

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Khi cô ngựa vằn khoác lên mình bộ lông báo đốm

Phạm Lữ Ân 
"… Đôi khi, ta nhìn xung quanh và thấy cuộc đời như một vũ hội hoá trang vậy, dù rằng có người khoác chiếc áo hóa trang là để tấn công, và có người, để tự vệ. Chỉ những người đủ tin tưởng vào con người cũng như đủ tin tưởng vào bản thân mới có thể bước ra khỏi nhà với con người thật của chính mình. Được kết bạn với những con người như vậy luôn luôn là một may mắn. 
      Nhưng dù chúng ta hoá trang vì mục đích gì thì vẫn có một sự thật không thay đổi: con người mà ta thể hiện gần với con người thật của ta chừng nào thì những mối quan hệ của ta nhiều khả năng bền vững chừng nấy... "

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Tặng một vầng trăng sáng

                                                                                                     Truyện ngắn ngắn
Lâm Thanh Huyền 
       Có một vị Thiền sư tu hành trong một túp nhà tranh trên núi. Một hôm, nhân buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ (prajnà) của mình.
         Ngài vui sướng trở về nơi ở và nhìn thấy nhà của mình bị kẻ trộm lục lọi. Kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp Thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, từ nãy đến giờ Thiền sư cứ đứng đợi ở cổng. Ngài biết chắc chắn kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo khoác của mình và cầm sẵn trong tay.
         Kẻ trộm gặp thiền sư. Trong lúc hắn đang kinh ngạc bối rối, Thiền sư nói: